Trong quá trình thực hiện phun xăm (mày hay môi), chúng ta sẽ khó tránh khỏi trường hợp khách hàng có cơ địa da không ăn tê. Khi đó, việc đi kim sẽ khá khó khăn bởi khách hàng cảm thấy đau nhiều hơn. Gặp phải tình huống này, bạn cần có cách xử lý nhanh chóng để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý khách cũng như kết quả sau cùng.
Các công nghệ thẩm mỹ mày – môi (phun thêu, điêu khắc) ngày nay hiện đại hơn hẳn với quá trình thực hiện nhanh hơn, màu mực đẹp hơn và đường nét tạo ra trông thanh thoát, tự nhiên hơn rất nhiều. Đặc biệt, phun xăm mày – môi không còn quá đau nhức, sưng và mất thời gian nghỉ dưỡng như xưa. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản khi thực hiện phun xăm vẫn cần đến quá trình gây tê.
Gây tê khi phun mày – môi sẽ có các tác dụng sau:
+ Giảm cảm giác đau đớn cho khách hàng trong quá trình đi kim
+ Giúp khách hàng thoải mái, tâm lý ổn định để các KTV đi kim dễ dàng hơn
+ Gây tê có thể góp phần giúp các KTV thực hiện phun mực chuẩn xác, canh chỉnh đường nét hài hòa mang đến kết quả đẹp nhất
Mặc dù gây tê là một khâu cơ bản trong phun xăm, nhưng kỹ thuật này vô cùng quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cúng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
– Da không ăn tê.
Trong phun xăm mày – môi, mỗi một hình thức sẽ có cách gây tê khác nhau. Dưới đây là kỹ thuật chuẩn nhất, có thể giúp khách hàng thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
Gây tê mày
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tê khác nhau dành cho chân mày, tuy nhiên bạn nên chọn loại tốt để đảm bảo an toàn cho khách, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Độ tê mà Y tế cho phép là 5%, thời gian ủ tê kéo dài khoảng 40 phút. Các sản phẩm tê mà nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng sẽ dao động trong mức 25% – 50%, thời gian ủ ngắn hơn (khoảng 15 – 25 phút tùy loại).
Loại tê này có kết quả nhanh, tuy nhiên dễ gây dị ứng ở một số khách có cơ địa nhạy cảm với các triệu chứng tim đập mạnh, khó thở. Ngoài ra, nếu chọn loại tê chất lượng thấp, vùng da sẽ bị căng cứng, hơi bóng lên gây cản trở cho mực xuống da.
Trước khi tiến hành gây tê, bạn cần sát trùng chân mày để tê thẩm thấu hiệu quả. Lớp cream thoa mày sẽ dày 1mm. Sau khi thoa xong thì dùng nilon chuyên dụng ủ lại.
Trường hợp khách hàng có cơ địa da không ăn tê bạn nên dùng thêm tê an toàn (loại chuyên cho vết thương hở). Khi làm mày, chúng ta sẽ thoa vào vùng da và để khoảng 2 phút. Nếu khách hàng không còn thấy rát nữa thì tê đã có hiệu quả.
Cách Xử Lý Phun Mày Da Khó Ăn Màu An Toàn.
Đối với Phun xăm thẩm mỹ thì Mày, Môi hoặc Mí mắt khi làm ra mà không lên màu thì các bạn cần xác định lại nguyên nhân. Miss Tram điểm danh trước một số nguyên nhân dẫn đến việc không lên màu:
+ Phun quá nhẹ tay
+ Màu mực quá loãng, chất lượng mực kém
+ Đi quá sâu làm tổn thương dùng da (khi mới phun xong thì đậm nhưng khi bong ra lại không có màu)
+ Khách tự lột vì ngứa hoặc da khách thuộc da dầu
+ Khách hàng đã từng xóa xăm
Bí Quyết Xử Lý Phun Mày Da Khó Ăn Màu.
Kỹ thuật phun mày cần lưu ý những gì?.
Trước hết và cơ bản nhất, chính là bạn phải tiến hành kiểm tra tình trạng của khách, tư vấn khách chọn mày phù hợp nhất với gương mặt của mình (dáng mày, màu mực). Sau đó sẽ vẽ định dạng form, vệ sinh mày và ủ tê tại chỗ. Cần chú ý ủ tê kỹ càng để khách có được tâm lý thoải mái nhất, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện.
Trong quá trình phun miết sợi Hairstroke bạn cần chú trọng hơn các yếu tố kỹ thuật sau:
+ Góc độ phun kim.
Cần điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, cầm máy vững vàng và canh đầu kim vuông góc với bề mặt da. Thực hiện tốt kỹ thuật này, mày làm xong sẽ không bị sưng đau, ít bị tổn thương và nhất là hạn chế đau cho khách hàng khi đi kim.
+ Lực đi kim.
Phun mày cần có lực đi kim đều tay, không quá nhanh và quá chậm. Có nhiều trường hợp do đi quá nhanh khiến mực không kịp thấm, gây tổn thương dưới da làm mày xuất hiện chỗ đậm chỗ nhạt.
+Độ sâu của kim.
Độ sâu của kim xuống da cần chia rõ làm 2 trường hợp riêng biệt:
+ Khi đi khung mày thì bạn chỉ nên cho mũi kim xuống da khoảng 0.5mm.
+ Đi kim vào lòng chân mày thì độ sâu hợp lý nhất là khoảng 0.03mm.
Đi kim quá sâu sẽ khiến mày đậm màu sau khi làm xong, nhưng sẽ nhanh chóng nhạt màu nếu mày bong tróc. Trường hợp đi kim nông thì mày có thể sẽ không có màu vì mực chưa thẩm thấu được.
Xử lý trường hợp khách có cơ địa khó ăn màu.
Người có cơ địa khó ăn màu khi phun xăm mày thường có biểu hiện sau:
+ Da dầu ra nhiều mồ hôi.
+ Người có máu loãng và nước mô ra nhiều trong quá trình đi kim.
Những trường hợp này màu mực phun sẽ khó ăn vào da, dẫn đến mày làm xong không có màu. Muốn khắc phục tình trạng này bạn cần thực hiện các kỹ thuật chuẩn dưới đây:
+ Pha mực tông đậm hơn màu khách chọn một bậc để mày bong tróc ra là vừa.
+ Trong quá trình đi kim nên đi nhẹ tay và chậm, chú ý kỹ từng khúc để đảm bảo ăn mực đều.
+ Độ sâu của kim xuống da nên chọn ở mức 0.5mm, đồng thời đi kim sắc nét phần khung.
+ Khi phun phải liên tục lau nước mô và máu để tránh làm loãng mực.
Sau khi thực hiện xong, bạn cần dặn khách quay lại để dặm màu, giúp mày lên màu đều nhất có thể. Ngoài những lưu ý này ra, bạn cũng phải chọn loại mực chính hãng, đáp ứng tốt về chất lượng. Có như vậy, mày làm xong mới lên màu chuẩn đẹp, có độ bền ổn định sau khoảng thời gian dài.
Nếu gặp phải tình huống khách hàng có cơ địa khó ăn màu, bạn hãy thử áp dụng cách xử lý mà Thẩm mỹ viện Santosa chia sẻ trên đây nhé. Hy vọng, bài viết đã cung cấp thêm kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho bạn. Chúc bạn thực hiện thành công, mang đến cho khách hàng hàng của mình chân mày đẹp và tự nhiên nhất!.
Liên hệ hotline 0908.248.966 để được tư vấn và đặc lịch để nhận nhiều ưu đãi trong tháng nhé!!!